Các bài tập thở chúm môi giúp hơi thở dài hơn, thở bụng và thở ngực kết hợp tay sẽ tăng dung tích phối, cải thiện tình trạng khó thở.
Theo hướng dẫn “Sổ tay sức khỏe Covid-19″ được biên soạn bởi các giảng viên Đại học Y dược TP HCM, bài tập thở có tác dụng quan trọng với người bệnh Covid-19, giúp cải thiện tình trạng hô hấp bị suy giảm. Dưới đây là các bài tập thở:
Kiểu thở chúm môi
Mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau khi hít vào. Chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong 4 nhịp.
Bài Viết Liên Quan
- Dùng siêu âm phá hủy khối u tuyến t.iền liệt
- Bà bầu phải làm gì khi mắc cảm cúm?
- Áp dụng ngay 10 tuyệt chiêu chăm sóc để giúp “cô bé” của bạn luôn khỏe mạnh
Hít vào hai nhịp và thở ra 4 nhịp. Ảnh: yhocthegioi
Kiểu thở bụng
– Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng để cảm nhận di động của ngực và bụng.
– Hít vào bằng mũi, mím môi, bụng phình ra, tay ở bụng nhô lên. Thở từ từ bằng miệng, môi chúm lại giống như thổi sáo, bụng xẹp xuống, tay ở bụng hạ xuống.
– Hít vào 1-2 nhịp thở ra 1-2-3-4 nhịp. Lúc thở ra gấp đôi lúc hít vào.
Tư thế khi nằm thở bụng, một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng để cảm nhận di động của ngực và bụng. Ảnh: Unica
Kiểu thở ngực kết hợp tay
– Người bệnh đưa tay lên mở rộng lồng ngực kèm hít vào. Có thể giữ hơi thở lại khoảng 3-5 giây nếu như không gây khó thở.
– Đưa tay xuống kèm thở ra bằng phương pháp chúm môi.
Lưu ý trong quá trình tập thở khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức. Kết hợp động tác thở chúm môi với thở bụng hoặc thở ngực kết hợp tay vào trong một lần hít thở và nên luyện tập thường xuyên ít nhất ba lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút. Hai động tác này có thể thực hiện trong cả lúc ngồi hoặc nằm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ Calvin Q Trịnh, dưới đây:
Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM ( Bệnh viện 1A), hướng dẫn cách thở phục hồi phổi. Video do bác sĩ cung cấp.
“Nghẹt thở” 2h đồng hồ cấp cứu bệnh nhân bị cây gỗ dài 0,8m đ.âm x.uyên hạ vị
Người đàn ông ở Hậu Giang trong lúc đi cưa cây thuê, bị té từ trên cao xuống và bị cọc cây bần dài khoảng 80cm đ.âm x.uyên vào vùng hạ vị.
Hình ảnh cọc bần xuyên vùng hạ vị lúc bệnh nhân vào viện.
Ngày 16/7, BS.CK2 Phạm Thanh Phong- Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phối hợp phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn hy hữu ngã từ trên cao bị chiếc cọc bần dài khoảng 80cm xuyên vào vùng hạ vị.
Lúc 11h10, ngày 14/7, nam nhân nam TV.T., sinh năm 1980, ở Phụng Hiệp, Hậu Giang được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng một dị vật bằng gỗ đường kính mặt ngoài khoảng 10cm xuyên vùng hạ vị, đau nhiều.
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó người đàn ông này đi cưa cây thuê ở bờ sông ông và bị ngã từ trên cao xuống.
Cây cọc bần được lấy ra sau phẫu thuật.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được xử trí cấp cứu, đ.ánh giá vị trí dị vật, hội chẩn các chuyên khoa. Sau 50 nhập viện, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.
Bác sĩ tiến hành mở đường bụng thám sát, chưa ghi nhận tổn thương cơ quan ổ bụng cũng như tổn thương mạch m.áu lớn. Kế đến, bác sĩ rút dị vật là một cây cọc bần kích thước dài khoảng 80cm, cây xuyên vào bụng một đoạn dài, bệnh nhân bị tổn thương nhiều bộ phận.
Bác sĩ tiến hành khâu những vị trí xuyên thấu như bàng quang, tuyến t.iền liệt , đáy chậu, lấy ra nhiều dị vật rễ cây… Sau 2 giờ phẫu thuật các bác sĩ đã lấy dị vật thành công. Bệnh nhân rất may mắn hướng đi cây gỗ xuyên nhưng không tổn thương các tạng và mạch m.áu vùng chậu.
Bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, không sốt, sinh tồn ổn định.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, không sốt, sinh tồn ổn định được theo dõi và điều trị tiếp tại Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu.
Do bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên phòng Công tác xã hội Bệnh viện đã liên hệ các mạnh thường quân để hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lộc cũng khuyến cáo, vết thương và dị vật b.ị đ.âm xuyên thường do dao đ.âm hoặc vật cứng nhọn như đinh, tre, kim loại sắc nhọn… bệnh nhân không được tự ý rút dị vật ra. Vì nếu rút ra, những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương hở, bệnh nhân sẽ mất m.áu nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó cần giữ nguyên dị vật, băng kín vết thương và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.