Thường xuyên ăn thịt bò tái, người phụ nữ 64 t.uổi đau bụng âm ỉ suốt một tuần và phải đến bệnh viện thăm khám.
Ngày 14/11, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương) vừa tiếp nhận bênh nhân nữ L.T.S (64 tuôi, ở Thanh Oai, Hà Nôi).
Một tuân trước khi đến viện, bênh nhân xuât hiên các triêu chứng đau bụng âm ỉ vùng quanh rôn kèm theo đại tiên ra đôt sán, có lúc các đốt sán tự bò ra ngoài h.ậu m.ôn gây cảm giác khó chịu.
Bà S. có thói quen hay ăn thịt bò tái, rau sông. Người phụ nữ này được chỉ định các xét nghiêm và hướng dẫn lây mâu bênh phâm đốt sán. Kêt quả xác định bà bị nhiêm sán dây.
Các bác sĩ cho biết, bệnh sán dây (taeniasis) là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do tập quán ăn thịt lợn, thịt bò chưa nấu chín bị nhiễm ấu trùng sán. Sán dây có trong nhiều món ăn, ví dụ sán dây bò có thể xuất hiện ở món phở bò tái, gỏi, nộm và salad bò, bò bít tết tái…
Bệnh sán dây phân bố ở nhiều nước có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém thuộc khu vực châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam.
Bệnh do các loài sán dây trưởng thành gồm sán dây lợn (Taenia solium), sán dây bò (Taenia saginata), và sán dây châu Á (Taenia asiatica) ký sinh trong ruột gây nên.
Người ở tất cả các lứa t.uổi và cả hai giới đều có khả năng mắc bệnh sán dây. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Khi đầu sán bám vào niêm mạc ruột sẽ kích thích gây viêm tại chỗ đồng thời sán tiết ra kháng nguyên vào m.áu sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu. Kháng thể đặc hiệu có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi nhiễm và tồn tại trong thời gian ngắn.
Người bệnh khi bị nhiễm thường có triệu chứng không điển hình như sau:
– Đau bụng: Đau âm ỉ vùng rốn
– Buồn nôn, nôn khan.
– Rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy
– Thỉnh thoảng thấy đốt sán bò ra h.ậu m.ôn hoặc theo phân ra ngoài
Bệnh sán dây có thể khỏi hoàn toàn khi được chẩn đoán đúng và điều trị thuốc đặc hiệu tại các bệnh viện chuyên khoa. Khi có các triệu chứng bệnh như trên, người dân cần đến các bệnh viện chuyên khoa ký sinh trùng để được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời. Để phòng bệnh sán dây cần:
– Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước.
– Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường.
– Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.
Người phụ nữ bị hỏng 1 mắt do làm điều này trong khi tắm
Một người phụ nữ đã bị cắt bỏ mắt trái sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng khó điều trị do vừa tắm vừa đeo kính áp tròng, theo trang tin Yahoo News.
Bà Marie Mason (54 t.uổi, ở Anh) đã đeo kính áp tròng liên tục trong 30 ngày và nghĩ rằng ký sinh trùng đã xâm nhập vào mắt trong khi bà tắm mà không tháo kính áp tròng ra.
Bà cho biết: Nó đã nhiễm bên dưới kính áp tròng và nhân lên, rồi làm thủng mắt tôi, theo Yahoo News.
Theo CDC Mỹ, đeo kính áp tròng trong khi tắm vòi sen hoặc làm sạch kính bằng nước máy khiến người đeo có nguy cơ bị viêm giác mạc do ký sinh trùng có tên Acanthamoeba keratitis. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bà Mason lần đầu nhận thấy có điều gì đó không ổn vào năm 2015.
Tôi bắt đầu cảm thấy như có dị vật trong mắt giống như có cát hoặc sạn rơi vào mắt mà tôi không lấy ra được, bà nói.
Bác sĩ nhãn khoa đã khuyên bà đến bệnh viện, và các bác sĩ chẩn đoán bà bị viêm giác mạc do Acanthamoeba và điều trị bằng nhiều loại thuốc, thuốc nhỏ mắt và bà đã trải qua 3 ca ghép giác mạc – nhưng tất cả đều không thành công.
Bà kể rằng: Tôi đã đi bệnh viện rất nhiều lần, nhỏ không biết bao nhiêu thuốc, mổ không biết bao nhiêu lần và đau đớn vô kể.
Nhưng cuối cùng, sau 5 năm với mọi nỗ lực, các bác sĩ đành phải quyết định phẫu thuật cắt bỏ mắt trái của bà và lắp mắt giả, lúc này cách đây 2 năm, theo Yahoo News.
Viêm giác mạc do ký sinh trùng Acanthamoeba keratitis là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, đeo kính áp tròng trong khi tắm vòi sen hoặc làm sạch kính bằng nước máy khiến người đeo có nguy cơ bị viêm giác mạc do ký sinh trùng có tên Acanthamoeba keratitis.
Một người phụ nữ đã bị cắt bỏ mắt trái sau khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng khó điều trị. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Acanthamoeba keratitis là một bệnh n.hiễm t.rùng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra bởi một sinh vật cực nhỏ xâm nhiễm vào giác mạc. Phổ biến nhất ở những người đeo kính áp tròng, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, theo CDC Mỹ.
Nó có thể gây đau dữ dội và mù lòa nếu không được điều trị.
John Dart, giáo sư danh dự tại Viện Nhãn khoa Đại học University College London (Anh), nói rằng: Rất ít người bị hỏng mắt, nhưng khoảng một nửa bệnh nhân sẽ mất đáng kể thị lực.
Viêm giác mạc do amip có thể gây cảm giác như có cát liên tục vướng trong mắt.
Các triệu chứng của viêm giác mạc do Acanthamoeba có thể bao gồm: đau mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác có dị vật trong mắt.
CDC Mỹ khuyến cáo mọi người nên đi khám mắt ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, theo Yahoo News.