Ớt là một trong những gia vị phổ biến nhất thế giới. Thành phần không thể thiếu của trái ớt là hạt ớt.
Cũng như phần thịt ớt, hạt ớt cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Hạt ớt là một trong những thành phần chính mang đến vị cay của ớt. Do đó, nếu bạn muốn tăng thêm vị cay của nước chấm hay thức ăn thì hãy tận dụng hạt ớt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Hạt ớt chứa capsaicin, một chất chống ô xy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Oncotarget cho biết loại dưỡng chất chính có trong hạt ớt là capsaicin. Đây cũng chính là tác nhân tạo ra vị cay đặc trưng của ớt.
Ngoài việc mang vị cay nóng, chất capsaicin còn được chứng minh là giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến t.iền liệt. Ngoài ra, capsaicin còn có một số lợi ích khác như hỗ trợ giảm cân và giảm đau.
Một số bằng chứng nghiên cứu còn cho thấy chất capsaicin trong hạt ớt còn có thể chống lại tình trạng viêm nhiễm do các gốc tự do trong cơ thể gây ra. Tuy nhiên, dù có lợi nhưng mọi người không nên ăn quá nhiều hạt ớt.
Điều trước tiên cần lưu ý là hạt ớt sẽ tạo cảm giác cay, đôi khi là cay dữ dội. Do đó, những người không thích ăn cay thì hãy cần cân nhắc kỹ trước khi ăn.
Thêm nữa, ăn quá nhiều hạt ớt sẽ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến chứng ợ nóng. Khi đang đói, mọi người cũng cần tránh ăn hạt ớt cũng như bất kỳ món cay nào. Các chuyên gia cũng cảnh báo ăn một lượng lớn ớt và hạt ớt thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Nhìn chung, ăn ớt và hạt ớt là cách tuyệt vời để tăng hương vị cho món ăn, kích thích cảm giác ngon miệng. Người ăn cũng được hưởng nhiều lợi ích sức khỏe từ chất capsaicin trong ớt. Điều cần tránh là không nên ăn quá nhiều và ăn trong thời gian dài, theo Healthline.
Tiểu đường khiến bạn hay mệt mỏi, làm sao để duy trì tập luyện?
Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thiếu ngủ, căng thẳng đến hoạt động thể chất.
Với người tiểu đường, mệt mỏi còn là do đường huyết tăng. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn để duy trì thói quen tập luyện.
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng đường dư thừa này. Hệ quả là dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức và không thuyên giảm dù có nghỉ ngơi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Khi cảm thấy mệt mỏi, người bệnh tiểu đường hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ, sau đó tăng dần cường độ tập. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tình trạng này khiến bệnh nhân tiêu tiểu đường không đủ năng lượng để tập luyện thể thao. Trong khi đó, tập luyện thường xuyên rất quan trọng để họ duy trì sức khỏe và cải thiện bệnh.
May mắn là một số cách có thể giúp đối phó với tình trạng này và duy trì việc tập luyện. Điều đầu tiên cần làm là hãy bắt đầu với các bài tập nhỏ, sau đó nâng dần cường độ lên. Vì nếu cố gắng tập nhiều ngay từ đầu, cơ thể sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn.
Hãy bắt đầu với một số động tác kéo giãn hoặc đi bộ nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ lên. Cách tốt là người bệnh hãy chọn một khung giờ nhất định trong ngày để tập và tuân thủ theo nó.
Với người hay bị mệt mỏi do tiểu đường thì hãy tranh thủ tập vào buổi sáng. Đây là khoảng thời gian mà mọi người thường sẽ cảm thấy khỏe khoắn và có nhiều năng lượng nhất trong ngày.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người bị tiểu đường có thể tập ở phòng gym hay ở nhà đều tốt. Họ có thể tập chung với bạn bè, người thân hay huấn luyện viên cá nhân để có thêm động lực và được hướng dẫn tập đúng hướng.
Điều quan trọng khi tập là bệnh nhân tiểu đường cần lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết, tránh thúc ép bản thân tập quá mức. Trong trường hợp cảm thấy chóng mặt, choáng váng, khó thở thì hãy nghỉ ngơi đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.
Tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên kết hợp với điều trị đúng cách, người mắc hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, theo Healthline.