GĐXH – Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Đây cũng được coi là thực phẩm dành cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng…
Mặt và bụng bỗng to lên bất thường, cô gái 26 tuổi bất ngờ phát hiện mắc bệnh hiếm
GĐXH – Trước khi vào viện 3 tháng, cô gái 26 tuổi thấy mặt, bụng to lên nhanh, kèm theo rối loạn kinh nguyệt, giảm tập trung, trí nhớ kém.
Nấm hương là một gia vị mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nấm hương chứa nhiều khoáng chất như selen, đồng, thiamin, magie, phốt pho, kẽm,…
Theo phân tích, 1 bát nấm chứa 15 calo, 2,2g chất đạm, 0,2g chất béo, 2,3g carbohydrate, 0,7g chất xơ và 1,4g đường.
Có thể thấy, nấm hương là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, chúng là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.
Ảnh minh họa
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn nấm hương thường xuyên?
Bổ sung sắt cho cơ thể
Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm.
Nấm hương giúp giải độc gan
Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.
Ảnh minh họa
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định: Nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá… Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng…
Nấm hương giúp bổ thận tráng dương
Dân gian cho rằng kết hợp nấm hương với bồ dục lợn và cho thêm gia vị vừa đủ có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau. Phương này có tác dụng kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
Cảnh giác với 4 tác dụng phụ của nấm hương
Tiêu chảy
Thông thường nấm hương khá an toàn với mọi người. Tuy nhiên, loại nấm này cũng có thể gây ra một số vấn để cho hệ tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Điều này xảy ra trong trường hợp ăn quá nhiều nấm hương. Vì vậy bạn nên ăn nấm hương ở mức độ vừa phải để hạn chế xảy ra tình trạng trên.
Ảnh minh họa
Tăng bạch cầu
Tăng bạch cầu chính là một tác hại khi bạn ăn nấm hương. Theo một nghiên cứu cho rằng ăn 4g nấm hương mỗi ngày trong vòng 10 tuần có thể làm tăng bạch cầu toan tính, là tình trạng gia tăng bất thường về số lượng bạch cầu, có thể liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa đường ruột khi ăn nấm hương.
Dị ứng
Nấm hương có thể gây viêm mũi dị ứng, da hoặc phổi đối với một số người. Có thể xảy ra tình trạng sưng đỏ mặt, phát ban, nhịp tim tăng lên và khó thở…
Khi ăn nấm hương có bất cứ hiện tượng nào như kể trên cần theo dõi hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.
Ngộ độc
Khi ăn nấm hương có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc do một số nguyên nhân như trong quá trình trồng hoặc chế biến gây ra… Nguyên nhân là do khi trời nồm, nấm mà nguồn nước bị nhiễm bệnh trong quá trình nấm đang phát triển thì vi khuẩn salmonella và E. coli có thể gây bệnh cho những người sử dụng. Đa phần khi bị ngộ độc sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn và sốt.
Người đàn ông đang khỏe mạnh bỗng đột tử vì mắc sai lầm này khi tắm, đây là 7 thời điểm nên kiêng tắm vì sẽ tàn phá sức khỏe khủng khiếp
GĐXH – Rất nhiểu trường hợp đã bị đột tử trong khi tắm. Nguyên nhân chủ yếu là các bệnh tim mạch, bệnh về mạch máu não và hô hấp.