Khoa học đã chỉ ra, không ăn cơm trong thời gian dài có thể gây rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ thoái hoá não.
Cơm là nguồn cung cấp tinh bột quen thuộc đối với người Việt. Tuy nhiên, đây là thực phẩm giàu năng lượng, thường bị cắt giảm trong các thực đơn giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, không ăn cơm trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.
Bài Viết Liên Quan
- Yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19
- 1 tháng, Hà Nội tiêm vaccine COVID-19 cho gần 170.000 trẻ từ 5-11 t.uổi
- Rước cả tá bệnh vào người nếu cứ dùng những món ăn thừa, nấu đi nấu lại nhiều lần này
Nhịn cơm lâu ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng
Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
Chế độ ăn thiếu tinh bột kéo dài có thể làm giảm đường huyết, tăng nhịp tim, gây hoa mắt, chóng mặt… Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm thể chất, khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.
Táo bón
Nhiều người không biết rằng, không ăn cơm trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị táo bón. Nguyên nhân bởi trong cơm có chứa chất xơ, giúp ổn định đường huyết, lại kích thích hệ tiêu hoá, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
Bệnh lý đường ruột
Khi từ chối thực phẩm chứa tinh bột, số đông người ăn kiêng thường dùng thực phẩm giàu protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi hệ tiêu hoá phải xử lý lượng lớn protein sẽ gây gánh nặng cho gan, thận, thúc đẩy sinh sôi vi khuẩn gây hại cho ruột già, dẫn đến bệnh lý đường ruột.
Bệnh lý tim mạch
Từ chối các sản phẩm chứa tinh bột khiến bạn phải nạp nhiều protein hơn. Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim.
Để hỗ trợ giảm cân mà vẫn đảm bảo sức khoẻ, nên thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt.
Nguy cơ thoái hoá não
Nghiên cứu đã chỉ ra, não cần 130 mg tinh bột để cung cấp năng lượng mỗi ngày. Thiếu hụt tinh bột có thể gây ra các vấn đề như giảm tập trung, suy nghĩ chậm chạp, tăng mức độ lo lắng, ảnh hưởng đến tư duy não bộ và làm tăng nguy cơ thoái hoá não.
Rối loạn nội tiết
Thiếu tinh bột có thể gây rối loạn nội tiết, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Một số vấn đề có thể gặp phải khi nhịn cơm trong thời gian dài là k.inh n.guyệt không đều, vô kinh…
Hạ đường huyết
Chuyên gia sức khoẻ chỉ ra, không tiêu thụ thực phẩm chứa tinh bột có thể là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết và một số triệu chứng như hồi hộp, đổ mồ hôi, chóng mặt…
Suy dinh dưỡng
Nhịn cơm lâu ngày dễ dẫn tới suy dinh dưỡng.
Thực phẩm giàu tinh bột cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ chối nguồn thực phẩm này sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng hoạt động, lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chế độ ăn phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch. Phát hiện và điều trị sớm, đúng bệnh THA sẽ góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim, suy thận…
Trong đó, chế độ ăn khoa học, hợp lý và lành mạnh là yếu tố rất quan trọng trong việc giữ huyết áp ổn định và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.
Khi nào được gọi là tăng huyết áp?
Huyết áp (HA) là một chỉ số cho biết áp lực bơm m.áu trong cơ thể. Bình thường, số đo HA tâm thu dao động từ 90 – 139mmHg và HA tâm trương từ 60 – 89mmHg. Bệnh THA là một bệnh lý trong đó trị số HA lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: THA tâm thu đơn thuần khi 140mmHg, THA tâm trương đơn thuần khi 90mmHg, hoặc tăng cả hai.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới bệnh THA như: Các yếu tố tâm lý xã hội; chế độ ăn (ăn mặn, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích như nước chè, cà phê, t.huốc l.á…). Bởi vậy, một chế độ ăn hợp lý, khoa học là một nhân tố quan trọng để phòng và chống THA hiệu quả.
THA là một bệnh lý trong đó trị số HA lúc nghỉ cao hơn mức bình thường.
iều chỉnh chế độ ăn và giảm cân nặng được gọi là các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc khác là bỏ t.huốc l.á, giảm sang chấn tinh thần (stress), bỏ rượu và tập thể dục đều đặn. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc khi thực hiện riêng rẽ đều có hiệu quả hạ HA, nhưng tác dụng của chúng sẽ tốt hơn nhiều nếu thực hiện một cách đồng thời. Trong bài viết này chỉ đề cập đến chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân THA.
Chế độ ăn khoa học cho người bệnh THA
Nguyên tắc chung của chế độ ăn cho người bệnh THA là giảm năng lượng nếu có béo phì, thực đơn có năng lượng dưới 35 kcal/kg/ngày.
Người thừa cân, béo phì có thể tính năng lượng theo mức chỉ số khối cơ thể (BMI): Nếu BMI từ 25-29.9 thì năng lượng ăn vào là 1.500kcal/ngày; BMI từ 30-34.9, năng lượng cần ăn vào là 1.200kcal/ngày; BMI từ 35-39.9, năng lượng ăn vào là 1.000kcal/ngày; BMI 40 thì năng lượng ăn vào là 800kcal/ngày.
Người THA nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín.
Những người bị THA kèm theo béo phì hoặc rối loạn dung nạp đường (t.iền đái tháo đường) đều nên giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm quá nhiều năng lượng, do loại thực phẩm này rất dễ gây béo phì. Khi thừa mỡ trong cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao, tích tụ trong thành mạch gây nên xơ cứng động mạch. Thể trọng tăng lên cũng khiến HA tăng, thể trọng càng tăng nhiều thì HA càng cao. Vì vậy cần tiết chế ăn uống, duy trì thể trọng không nên để thừa cân.
Hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và a-xít béo no. Người bệnh cần hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối (ví dụ mì tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC…).
Thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối, phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ, trứng cũng không tốt cho bệnh nhân THA. Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến THA, bệnh tim, đột quỵ. Thay vì đó, nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ vừa có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người THA.
Thực nghiệm đã cho thấy đường cũng làm THA. Do vậy, không chỉ người bị đái tháo đường cần hạn chế, người bị THA, người không muốn tăng cân cũng phải biết từ chối hoặc hạn chế tối thiểu ăn đường và các chế phẩm từ đường như bánh, mứt, kẹo….
Các món ăn mặn với nhiều muối cũng là vấn đề cần được người THA đặc biệt chú ý, hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ. Muối ăn đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò làm ảnh hưởng đến THA. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị THA nhiều hơn ở những quốc gia với chế độ ăn ít muối hơn. Các nhà khoa học cho rằng, khi thừa muối thì lượng dịch trong m.áu tăng lên gây THA. Đồng thời lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn” – là một yếu tố thuận lợi cho THA.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp kiểm soát HA ở người THA: mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 2.3g muối/người trưởng thành (một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm HA 2-8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết đối với người bị THA có bị suy tim hoặc người già. Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người THA cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn, hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối dùng gia vị thay thế vị mặn của muối. Người bệnh THA được áp dụng chế độ ăn ít muối thì có khoảng 20-60% hạ được HA rõ rệt.
Hạn chế các thức ăn kích thích: bỏ rượu, cà phê, t.huốc l.á, nước chè đặc. Nên sử dụng các thức ăn, nước uống có tác dụng an thần, hạ HA, lợi tiểu: hạt sen, ngó sen…
Đối với nam giới nên uống không quá 2 đơn vị rượu hoặc nữ giới không nên quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày. Một đơn vị rượu tương đương 1 cốc vại bia hoặc 1 chén 30ml rượu mạnh.
Người THA nên tăng lượng muối kali trong thức ăn song song với việc uống thuốc hạ HA nhưng không nên uống trực tiếp những thuốc bổ sung kali. Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua… rất tốt cho thành mạch. Tuy nhiên, người bệnh THA kèm theo suy thận, phù thũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali trong m.áu.
Ngoài ra, thiếu canxi cũng có ảnh hưởng đến THA. Mỗi ngày uống khoảng 250ml sữa bò hoặc sữa đậu nành sẽ giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt. Các loại rau như rau cải, cần tây, nấm, mộc nhĩ, tảo… cũng có lượng canxi lớn. Người THA nên ăn đồ biển chứa nhiều iod như rau câu, sứa biển, tôm tép, tảo biển… để tránh bị xơ cứng động mạch.
Người THA nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, E, đây là những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới HA. Một bữa ăn nhiều chất xơ đã cho thấy có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có THA. Các loại chất xơ trong bữa ăn là rất quan trọng. Lợi ích lớn nhất với THA của chất xơ là các sợi xơ tạo thành gel hòa tan trong nước như chất xơ trong các loại rau (trong đó rau là loại cung cấp chất xơ rất tốt cho người bị THA), yến mạch, táo, đậu đỗ, thanh long, bưởi, cam gọt vỏ…
Các chất xơ này ngoài lợi ích chống THA, chúng còn giúp giảm cân, chúng gắn với các kim loại nặng có hại trong cơ thể để thải ra ngoài. Nên sử dụng đủ rau, quả với lượng trung bình là 400 g/người/ngày, với người THA nên ăn 500g mỗi ngày; và có thể ăn 100-300g quả chín mỗi ngày.