GĐXH – Việc chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh có kế hoạch cũng như chiến lược điều trị và thay đổi lối sống để ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc.
Tập thể dục mà xương khớp kêu “lục cục” cần làm ngay điều này, 4 việc nên làm để tốt cho xương khớp
GĐXH – Tập thể dục, xương khớp kêu mà không đau thì không có gì phải lo ngại. Còn nếu kèm theo các triệu chứng sưng, đau thì tốt nhất bạn nên đi khám.
Theo các chuyên gia y tế, trước đây nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường chỉ gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hóa.
Theo lịch sử y văn thế giới, độ tuổi phổ biến mắc tiểu đường là 50-60. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, không hiếm gặp những bệnh nhân mới ngoài 30 tuổi. Cá biệt, có những trường hợp mới 13,14 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường, ngoài yếu tố di truyền thì chế độ ăn uống không khoa học, tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn không lành mạnh, đồ ngọt sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến thừa năng lượng, béo phì, gây áp lực lên tuyến tụy, từ đó dẫn đến tiểu đường.
Nhưng biến chứng rình tập người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa
Bệnh tiểu đường vì sao cần được phát hiện sớm?
Bệnh đái tháo đường có cơ chế hình thành từ sự ngăn cơ thể tạo ra insulin hoặc sử dụng hormone insulin không hiệu quả. Insulin là hormone giúp điều hòa đường trong máu và đảm bảo rằng nó luôn ở mức ổn định. Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ làm hỏng các tế bào và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Hiện nay đã có những phương pháp xét nghiệm tiểu đường dựa vào những chỉ số khác nhau mà điển hình là chỉ số Glucose trong máu.
Người bình thường có lượng đường trong máu nằm ở khoảng 70 – 100 mg/dL. Những người bị tiền đái tháo đường sẽ có lượng đường trong máu nằm ở mức 100 – 125 mg/dL. Còn những người mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu sẽ luôn trên mức 126mg/dL. Những chỉ số này đều được ghi lại khi đói.
Việc chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh có kế hoạch cũng như chiến lược điều trị và thay đổi lối sống để ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc.
8 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Thường xuyên khát nước
Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh tiểu đường thường thấy là người bệnh sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước, uống nhiều nước do mất nước, do hoạt động nhiều, do thời tiết nắng nóng… cũng sẽ khiến khát nước nhiều hơn.
Đi tiểu nhiều lần
Biểu hiện thường thấy ở bệnh tiểu đường là tình trạng đi tiểu nhiều. Nếu thấy xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều, cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… đó là dấu hiệu sớm nghĩ đến căn bệnh này.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Đây là biểu hiện khiến nhiều người không nghĩ đến mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong giai đoạn mắc căn bệnh này, lượng glucose vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể. Nhưng do thiếu Insulin, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, vì mất nhiều năng lượng do đào thải glucose qua đường tiểu, nên sẽ dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể, khiến người bệnh bị suy nhược.
Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân
Sụt cân là biểu hiện khó nhận thấy, vì mọi người thường cho rằng ăn uống kém hoặc có chế độ ăn kiêng khem nên sẽ có tình trạng bị giảm cân. Tuy nhiên, nếu ăn uống bình thường hoặc ăn uống nhiều, không có sự thay đổi về tập luyện hoặc làm việc mà bị sụt cân thì hãy nghĩ đã mắc bệnh tiểu đường hoặc một căn bệnh nghiêm trọng nào khác.
Thị lực giảm sút
Ngày nay, khi nhiều người sử dụng các thiết bị điện tử như tivi. máy tính, điện thoại… nên việc thị lực bị giảm sút thì chủ quan và không nghĩ mình mắc bệnh. Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường sẽ có biểu hiện thị lực không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa không rõ.
Xuất hiện nhiều vết thâm nám
Khi mắc bệnh tiểu đường, da cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường thấy trên da xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
Những ai nên đi xét nghiệm tiểu đường?
Ảnh minh họa
Bệnh tiểu đường không có triệu chứng nào cụ thể và chính xác nhưng một số người cần được xét nghiệm tiểu đường sớm dù có hay không những dấu hiệu của căn bệnh này. Đó là ai?
– Những người có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức cao hơn 23, hay những người có những yếu tố nguy cơ ví dụ như huyết áp cao, cholesterol cao bất thường, lười vận động hay có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử bệnh tim. Những đối tượng này cần được xét nghiệm tiểu đường sớm để chẩn đoán kịp thời dù không có dấu hiệu của tiểu đường.
– Những người trên 45 tuổi, đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Những người ở đồ tuổi này được khuyến khích nên đi xét nghiệm tiểu đường ít nhất 3 năm 1 lần.
– Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra tiểu đường 3 năm 1 lần. Ngoài ra những người mà gia đình có người bị tiểu đường hay bản thân có tiền sử lượng đường trong máu cao bất thường thì nên đi xét nghiệm.
Tất cả những điều cần biết khi ăn trứng vịt lộn, ăn theo cách này sẽ không lo thiếu dinh dưỡng
GĐXH – Trứng vịt lộn đã chín, sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn luộc chín đã để qua đêm.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn nấm hương thường xuyên, cần cảnh giác với 4 tác dụng phụ đáng sợ này
GĐXH – Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Đây cũng được coi là thực phẩm dành cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng…
Giảm hôi miệng nhờ những loại đồ uống quen thuộc hàng ngày