GĐXH – Bên cạnh gene di truyền, yếu tố dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ… quyết định gần 80% chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại có những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ.
COVID-19 quay trở lại, cần làm gì để COVID-19 không “tấn công” bạn?
GĐXH – Các chuyên gia dịch tễ cũng cho rằng, dấu hiệu các ca mắc sau khi đã tiêm vaccine COVID-19 thường nhẹ, không khác gì cúm mùa.
Chiều cao của con người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng. Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…
Ảnh minh họa
6 việc nên làm để giúp trẻ tăng chiều cao tối đa
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
Ngay từ trong bài thai, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bj suy dinh dưỡng, thừa cân hay bị thiếu hụt các vi chất…
Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng phù hợp với từng lứa tuổi nhằm cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) và các vitamin và khoáng chất cần thiết để các bé phát triển toàn diện.
Giúp trẻ ngủ đủ giấc
Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu.
Giúp trẻ vận động thường xuyên
Tập thể dục rất quan trọng đối với sự phát triển của các bé. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất bình thường. Ví dụ, chơi ngoài trời hoặc tham gia các môn thể thao có thể giúp xương khỏe mạnh hơn, đặc hơn và chắc khỏe hơn.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng để biết được sự phát triển của các bé để có các biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển tối đa tầm vóc.
Tiêm chủng, bổ sung vitamin A và tẩy giun định kỳ
Tiêm chủng, bổ sung vitamin A và tẩy giun định kỳ là những giải pháp quan trọng để tăng cường sức đề kháng và phòng chống các bệnh về ký sinh trùng… từ đó giúp bé ít bị bệnh, phát triển toàn diện.
Nên đi khám tư vấn dinh dưỡng định kỳ
Nên cho các bé đi khám tư vấn dinh dưỡng để các bác sĩ phát hiện các thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin D, canxi, sắt, kẽm…), chỉ ra các thói quen dinh dưỡng chưa đúng (chỉ ăn nước, quá ít dầu mỡ, không đa dạng thực phẩm…) và đưa ra các biện pháp can thiệp sớm và phù hợp với từng trẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển tối chiều cao của trẻ.
5 thói quen xấu kìm hãm phát triển chiều cao tối đa của trẻ
Ảnh minh họa
Tránh xa các thực phẩm nhiều đường
Những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem đặc biệt là nước ngọt có ga… ảnh hưởng rất xấu tới các cơ quan trong cơ thể và còn làm hệ xương của bé yếu đi. Nguyên nhân vì thức ăn ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến bé kém phát triển chiều cao. Vì thế, mẹ chớ để bé ăn uống các thực phẩm này thường xuyên, tốt nhất là tránh xa.
Không ngủ muộn sau 10h tối
Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 10 -12 giờ đêm mỗi ngày. Tuy nhiên, một số gia đình thường cho bé đi ngủ muộn sau 22 giờ tối. Việc thức khuya sẽ làm hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn, dẫn đến bé phát triển chiều cao chậm. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày.
Không đánh thức bé uống sữa ban đêm
Nhiều gia đình sợ trẻ đói hay quan niệm uống sữa vào ban đêm sẽ giúp bé tăng chiều cao, nên thường đánh thức trẻ dậy uống sữa khi bé đang ngủ.
Tuy nhiên, đây là những việc mẹ nên tránh bởi các hormone liên quan đến tăng chiều cao chỉ tiết ra và hoạt động nhiều khi bé có giấc ngủ say. Vì vậy, nếu cho bé ăn no trước khi ngủ hoặc đánh thức bé dậy uống sữa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến cơ hội tăng chiều cao của trẻ.
Không bổ sung canxi cho trẻ
Việc thừa canxi từ nguồn thực phẩm thì phần thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu. Còn canxi thừa do thuốc sẽ khó đào thải ra ngoài sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương… Nguyên nhân là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, kìm hãm sự phát triển xương, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.
Bất ngờ công dụng của dứa chín khi bạn ăn đúng cách
GĐXH – Khi ăn dứa, bạn nên ăn với lượng vừa phải hoặc kết hợp dứa với các chế phẩm từ sữa sữa chua, kem…
Huấn luyện viên Polking của tuyển Thái Lan sắp về đội tuyển Công An Hà Nội