Bệnh sốt xuất huyết đang tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đã có 4 ca t.ử v.ong. Tỉnh đã đề ra các biện pháp cấp bách phòng chống, bên cạnh các biện pháp chống COVID-19.
Cuộc chiến thầm lặng với bệnh sốt xuất huyết của vị bác sĩ tỉnh lẻ Nhiều ca sốc sốt xuất huyết Cứu b.é t.rai 9 t.uổi bị sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương nhiều cơ quan
Bài Viết Liên Quan
- Điều gì xảy ra nếu bạn không bao giờ ăn cá?
- 2 loại gia vị có thể “âm thầm” làm tắc nghẽn mạch m.áu của bạn, cho dù rất thích thì bạn cũng không nên ăn
- Mùa thu đông, ăn thêm 5 thực phẩm này giúp giải cảm, giữ ấm, không tốn tiền mua thuốc
Cán bộ y tế tẩm hóa chất vào màn phòng chống muỗi cho người dân ở xã Đặk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước – Ảnh: B.L.
Chiều 31-7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước (CDC Bình Phước) cho hay thời gian gần đây bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng mạnh, đến nay đã có 1.792 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý đã có 4 trường hợp t.ử v.ong, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 3 trường hợp t.ử v.ong những ngày gần đây đều là người trẻ: 1 ở huyện Đồng Phú, 9 t.uổi; 1 ở huyện Bù Đốp, 9 t.uổi, 1 ở huyện Chơn Thành, 18 t.uổi. Ca t.ử v.ong thứ 4 ghi nhận vào tháng 6 ở huyện Bù Đăng cũng là người 18 t.uổi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sáu – giám đốc CDC Bình Phước – cho hay bệnh sốt xuất huyết tăng mạnh do mưa dày, khí hậu ẩm thấp dễ phát sinh mầm bệnh.
Mặt khác, ý thức của người dân trong phòng chống bệnh chưa cao. Người dân chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết mà ngành y tế đã khuyến cáo. Vì tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 nên người dân lơ là, chủ quan, trong khi sốt xuất huyết vẫn hiện hữu và phát triển.
Để ứng phó, thời gian tới CDC Bình Phước sẽ chủ động lồng ghép “2 trong 1″ (tức phòng chống COVID-19 gắn với phòng chống sốt xuất huyết), đồng thời cùng trung tâm y tế các địa phương tổ chức phun hóa chất diện rộng, nhất là địa bàn có số ca mắc cao và t.ử v.ong vì sốt xuất huyết; giám sát, xử lý triệt để các ổ dịch.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sáu khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum, vại, lu, khạp; thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp thường xuyên; vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà; loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ đá, gốc tre nứa quanh nhà; bỏ muối vào các bát nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát)…
Mặt khác, phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài che kín tay chân; ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày; dùng các biện pháp thông thường để xua và diệt muỗi; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi trong gia đình.
Cán bộ và người dân tổ 2, khu phố 5, phường Tiến Thành, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước phản ánh tình trạng ứ đọng nước là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, cần được các cơ quan chức năng quan tâm, xử lý – Ảnh: B.L.
Nhân viên y tế phun xịt hóa chất khử khuẩn tại khu dân cư xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước – Ảnh: B.L.
Sốc sốt xuất huyết ở trẻ thừa cân, béo phì
Những ngày qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị béo phù sốc sốt xuất huyết.
Một trẻ 11 t.uổi nặng 57 kg bị sốc sốt xuất huyết. ẢNH: BVCC
Ngày 19.7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tuần qua Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố tiếp nhận 5 trẻ nam sốc sốt xuất huyết ở trẻ dư cân, béo phì.
Trong đó, một bé 10 t.uổi nặng 51 kg, bình thường ở t.uổi này 28-30 kg, một bé khác 9 t.uổi, 55 kg, (cân nặng trung bình ở t.uổi này 26-28 kg), một bé 11 t.uổi, 56 kg (cân nặng trung bình ở t.uổi này 30-32 kg) đều ở quận Bình Tân, TP.HCM
Ngoài ra, một bé nam 6 t.uổi nặng 32 kg (cân nặng trung bình ở t.uổi này 20-22 kg) ở tại Tân Biên, Tây Ninh, một bé 11 t.uổi, cận nặng 56 kg (cân nặng trung bình ở t.uổi này 34-36 kg) ở An Bình, Kiên Giang.
Khai thác bệnh sử ghi nhận các trẻ sốt cao liên tục 4 ngày đầu kèm nhức đầu, đau mình, ói mửa. Ngày thứ 5 các trẻ biểu hiện đau bụng, tay chân lạnh, mệt nên nhập viện địa phương được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết điều trị truyền dịch chống sốc, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.
Tại đây, các trẻ được tiếp tục chống sốc, đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ hô hấp. Riêng các trẻ ở bệnh viện tỉnh chuyển lên diễn tiến nặng, rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều, tổn thương gan thận, được đặt nội khí quản giúp thở, truyền m.áu và chế phẩm m.áu, điều chỉnh toan, hỗ trợ gan thận.
Sau 1 tuần điều trị tình trạng các trẻ ổn định dần, được cai máy thở, tỉnh táo.
Theo bác sĩ Tiến, các nghiên cứu cho thấy sốc sốt xuất huyết trên trẻ dư cân béo phì có nguy cơ suy hô hấp sớm, điều chỉnh dịch truyền gặp nhiều khó khăn vì phải hiệu chỉnh cân nặng của trẻ thích hợp tránh truyền quá tải dịch cũng như dễ dẫn đến sốc kéo dài biến chứng rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt trên 2 ngày đặc biệt nằm một chỗ không chơi, đau bụng, tay chân lạnh, c.hảy m.áu cam, m.áu răng…, nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu kịp thời.